Hiện nay, khi đời sống phát triển, con người đã bắt đầu quan tâm đến cơ thể và vẻ bề ngoài của mình, dần dần, họ tìm đến những phương pháp tập luyện không chỉ giúp hoàn thiện sức khỏe mà còn có thể đem lại cơ thể rắn chắc, thon gọn đáng mơ ước.
Phương pháp tập thể hình cũng là một bộ môn thể thao đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp tập luyện này đòi hỏi người tập cần thực hiện đúng các kĩ thuật của từng bài tập để có thể đem lại hiệu quả như ý muốn nhanh nhất. Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu những phương pháp tập luyện đơn giản mà có thể đem lại hiệu quả cao.
Phương Pháp Tập Thể Hình Giúp Dáng Chuẩn.
Trước khi tập luyện, khâu khởi động luôn là khâu quan trọng không được bỏ qua. Khi bắt đầu mỗi buổi tập, ta nên dành ra từ 10 – 15 phút khởi động thật kĩ nhằm giãn các cơ, kích thích các khớp xương, từ đó giảm thiểu tối đa các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình tập luyện. Cuối mỗi buổi luyện tập, ta cũng cần dành thời gian cho cơ thể được thả lỏng và nghỉ ngơi, để các cơ có thể tự động đàn hồi và trở về trạng thái ban đầu. Các bước khởi động và thả lỏng ở đầu và cuối mỗi buổi tập luyện tưởng bình thường nhưng lại rất quan trọng, không nên bỏ qua.
Nếu ta tập thể hình cùng với huấn luyện biên, huấn luyện viên sẽ đưa ra những mức độ tập khác nhau phù hợp với thể trạng từng người. Với những người mới tập và tập không có huấn luyện viên, ta nên tập hết sức trong khoảng từ 45 – 60 phút, tùy theo cảm nhận cơ thể mà điều chỉnh bài tập sao cho phù hợp. Không nên ép cơ thể tập quá mức hay tập quá ít có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng khi tập.
Phương pháp hít thở khi tập cũng là một trong những điều quan trọng mà thường bị nhiều người bỏ qua. Với bất kì bài tập nào, việc hít thở đúng cách cũng giúp cơ thể được điều hòa từ bên trong và đem lại hiệu quả tập luyện tốt hơn, đặc biệt với những người tập các bài tập nâng tạ, đẩy tạ với trọng lượng lớn. Nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, với những động tác kéo tạ thì khi kéo tạ về hướng cơ thể, ta sẽ hít vào đồng thời mím chặt môi, khi đẩy tạ thở ra bằng miệng.
Thời gian luyện tập tốt nhất trong ngày thường vào khoảng từ 2 giờ – 5 giờ chiều. Không nên tập luyện vào buổi sáng sớm và tối muộn, nếu thực hiện vào khoảng thời gian này trong ngày cần thực hiện khởi động và nghỉ ngơi sau tập luyện thật tốt. Vào buổi sáng, các cơ trong cơ thể thường có xu hướng bị co cứng sau một đêm không vận động, và tập luyện trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Trong thời gian tập luyện, để không bị nhàm chán khi tập luyện, ta có thể thay đổi nội dung tập luyện một cách linh hoạt. Các bài tập đa dạng sẽ giúp các cớ khác nhau trên cơ thể được hoạt động, tránh tập trung tập luyện ở một bộ phận sẽ gây ra sự tập luyện lệch trên cơ thể.