Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xảy ra ở khớp vùng đầu gối. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở những người lớn tuổi, người có hệ xương khớp yếu. Lúc này, các khớp và xương dưới sụn trở nên yếu đi, bị hủy hoại chức năng, làm thay đổi bản chất, hình thái của tế bào, làm mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Khi cơ thể bị thoái hóa khớp gối, người bệnh thường có triệu chứng như khớp bị teo lại, biến dạng; thường xuyên cảm thấy đau nhức, đặc biệt là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại khớp gối. Cơn đau tại vùng khớp có thể tăng theo thời gian hoặc khi người bệnh di chuyển, vận động. Mỗi lần như vậy sẽ có tiếng lạo xạo bên trong khớp. Bên cạnh đó, khớp có thể bị cứng cơ, người bệnh khó có thể cử động, co duỗi chân như bình thường; sưng tấy khắp vùng xung quanh khớp.
Nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp ở gối thường là tuổi tác cao, quá trình lão hóa xương khớp diễn ra mạnh mẽ; trọng lượng cơ thể tăng nhanh; làm các công việc chân tay hoặc phải đứng quá lâu, khuân vác nặng; chấn thương do va chạm, ngã, tai nạn; sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, ăn thiếu các loại rau củ quả hoặc các loại thực phẩm có chứa canxi tốt cho xương khớp…
Khi cảm nhận được những cơn đau ở vùng đầu gối mà không có nguyên nhân, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu để lâu thì tình trạng bệnh có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng. Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng có thể chọn thêm những phương pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh, tiêu biểu nhất là yoga.
Nhiều người băn khoăn rằng người bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không? Câu trả lời là có. Yoga giúp giảm đau và cứng khớp; cải thiện khả năng vận động, giúp cơ xương khớp hoạt động bình thường. Dưới đây là 1 số bài tập yoga dành cho bạn.
Bài tập Yoga giúp giảm thoái hoá khớp gối
1. Tư thế đứng thẳng duỗi tay:
- Đứng thẳng người, 2 chân đứng chụm vào nhau, lưng thẳng.
- Duỗi 2 tay để song song với thân người, lòng bàn tay duỗi toàn bộ các ngón.
- Nâng 1 chân lên, cong các ngón chân, chân còn lại duỗi thẳng đứng.
- Lắc người về phía trước, phía sau, sang 2 bên từ từ, hít thở đều.
- Thực hiện liên tục trong 3-5 phút.
2. Tư thế ngồi ôm chân:
- Ngồi thẳng lưng trên sàn, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay để 2 bên thân người.
- Gập gối lại và kéo chân gần về phía thân người.
- Từ từ hạ thấp đầu gối xuống, 2 chân chạm dần mặt đất, lòng bàn chân hướng vào nhau. Khi nào 2 gót bàn chân chạm vào nhau thì là đúng động tác.
- Giữ nguyên tư thế trong 5 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.
3. Tư thế ngồi thẳng lưng:
- Ngồi thẳng lưng trên sàn, duỗi thẳng 2 chân.
- 2 tay để 2 bên để chống đỡ, không ép sát vào thân người, tay thẳng.
- Ép đùi và bắp chân xuống, bàn chân cong lên để kéo giãn chân, lưng thẳng.
- Giữ nguyên trong 1 phút rồi quay về vị trí ban đầu.
Các bạn nên dành thời gian tập luyện để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn, xương khớp gối đỡ đau và hoạt động tốt hơn. Ngoài việc tập luyện thì bạn cũng nên sử dụng các loại máy phục hồi chức năng thích hợp để hỗ trợ điều trị thoài hoá khớp gối.