Đau nhức xương ức phải làm sao?

Ngày đăng 27/07/2021 10:23

Đau nhức vùng xương ức hay còn được biết đến như những cơn đau co thắt phần ngực giữa là tình trạng khá thường gặp, đặc biệt là ở những người sau độ tổi 30, người thường xuyên phải làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức vùng xương ức như vận động mạnh, làm việc liên tục dẫn đến quá sức, căng thẳng kéo dài hay do thay đổi thời tiết.

dau-nhuc-xuong-uc-phai-lam-sao

Đau nhức xương ức phải làm sao?

Khi bị đau nhức xương ức, người bệnh thường có cảm giác tức ngực, hơi đau, khó thở, thở gấp,… đôi khi cơn đau có thể lan ra những vùng xung quanh như cổ, hai tay, hàm,…. Những cơn đau thường sẽ âm ỉ kéo dài, đau nhất khi vận động, cúi người hay thay đổi tư thế. Đôi khi, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức bất chợt dù không làm gì.

dau-nhuc-xuong-uc-phai-lam-sao-1

Tình trạng đau nhức vùng ngực có thể là triệu chứng của khá nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh tim mạch. Những người mắc các bệnh như hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch,… sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đưa máu đến toàn cơ thể, dẫn đến thiếu ô xy, tạo nên những cơn đau co thắt vùng ngực. Nếu tình trạng trên không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Ổ áp xe tại cơ hoành cũng có thể ảnh hưởng đến vùng xương ức, gây buồn nôn, khó thở, đau bụng âm ỉ, tim đập nhanh,….

dau-nhuc-xuong-uc-phai-lam-sao-2

Các chấn thương từ bên ngoài cũng có thể dẫn đến những cơn đau vùng lồng ngực, những căn bệnh về dây thần kinh liên xườn cũng có thể tạo ra những cơn đau lan ra vùng xương ức. Những tổn thương của các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể gây ra đau nhức vùng xương ức. Các bệnh lí liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, chướng bụng, viêm đai tràng,… cũng là những bệnh lí có thể tạo nên cảm giác đau đớn vùng xương ức. 

dau-nhuc-xuong-uc-phai-lam-sao-3

Khi có tình trạng đau nhức xương ức, người bệnh nên tập trung theo dõi tình trạng bệnh, đồng thời lưu ý để hạn chế cơn đâu chuyển nặng. Trong thời gian đầu, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh, khi cảm thấy đau nặng hơn thì nên đi đến bệnh viện để khám chữa chính xác. Người bệnh cũng có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh sẽ giúp ngăn ngừa bị viêm, chườm nóng sẽ giúp các cơ được thư giãn, kích thích máu lưu thông, giảm đau nhức nhanh chóng.

dau-nhuc-xuong-uc-phai-lam-sao-4

Khi bị đau, không nên chỉ nằm một chỗ, điều này có thể khiến các bó cơ và xương bị cứng, dẫn đến cơ thể bớt linh hoạt, làm các cơn đau nặng hơn. Thay vào đó nên vận động nhẹ nhàng trong điều kiện cơ thể. 

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể kết hợp thực hiện massage nhẹ nhàng và thường xuyên vùng ổ ngực. Khi thực hiện massage, việc kết hợp với một số loại tinh dầu nóng có thể giúp giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình massage sẽ kích thích các cơ giãn nở, các dây thần kinh và mạch máu hoạt động giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà cả tinh thần người bệnh.